Ngày xưa Khổng Tử dẫn hai đệ tử tín cận trung thành nhất của ông đó là Thạch Giang và Thạch Châu cùng với 4 môn đệ khác qua nước Tề thăm nhà vua láng giềng . Vào một đêm khi thầy trò dừng chân tại vách núi nghỉ ngơi, Thạch Châu cùng với 4 môn đệ kia lên kiếm củi còn Thạch Giang ở nhà lo nấu cơm cho thầy trò ăn tối.
Họ rất thương yêu đùm bọc lẫn nhau, họ chia nhau từng nắm cơm đồng đều. Trong khi Thạch Giang đang nấu cơm thì bất thình lình Khổng Tử đi ngang qua thấy Thạch Giang đang bốc cơm ăn vụng. Thấy vậy KHổng Tử rất ngạc nhiên và tức giận, nhưng ông ta không nói gì, hằm hằm trong lòng, tại sao người đệ tử trung thành của ta lại phản bội làm điều xấu xa như thế này .....
Đến đêm khi Thạch Châu cùng với 4 môn đệ kiếm củi về, Thạch Giang dọn cơm cho mấy thầy trò ăn nhưng Thạch Giang không ăn. Khổng Tử hỏi Thạch Giang tại sao con không ăn? Thạch Giang trả lời, con đã ăn rồi . Lúc nãy khi cơm sôi con mở vung ra chẳng may mồ hóng, khói bếp đã rơi vào nồi cơm và khi cơm chín con đã xúc chỗ cơm dơ bẩn đó con ăn.
Nghe vậy Khổng Tử đứng dậy đi ra ngoài với bộ mặt sầu não, ủ rũ, ân hận và thốt lên "một tí nữa ta đã hiểu lầm đệ tử trung thành của ta".
Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010
Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010
Câu Chuyện Thứ 2
Thầy trò Khổng Tử bỏ nước Lỗ lưu vong ra nước ngoài. Một hôm Khổng Tử gọi Tử Cống (một trong 72 học trò hiền của Khổng Tử) hỏi:
- Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí?
Tử Cống suy nghĩ một lát rồi đáp:
- Thưa thầy, người nhân là người biết thương người; người trí là người hiểu người.
Khổng Tử khen "hay". Rồi kêu Tăng Tử vào hỏi lại câu trên. Tăng Tử suy nghĩ một hồi rồi đáp:
- Thưa thầy, người nhân là người biết thương mình; người trí là người tự biết mình.
Khổng Tử chịu quá! Đoạn ông gọi Tử Lộ vào hỏi:
- Theo con, thế nào làngười nhân, thế nào là người trí?
Tử Lộ thưa:
- Theo con, người nhân là người làm sao cho người khác thương được mình; còn người trí là người làm sao cho người khác hiểu được mình! ...
Khổng Tử rất đỗi ngạc nhiên, ngửa mặt khen rằng:
- Bất ngờ thay! ...
- Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí?
Tử Cống suy nghĩ một lát rồi đáp:
- Thưa thầy, người nhân là người biết thương người; người trí là người hiểu người.
Khổng Tử khen "hay". Rồi kêu Tăng Tử vào hỏi lại câu trên. Tăng Tử suy nghĩ một hồi rồi đáp:
- Thưa thầy, người nhân là người biết thương mình; người trí là người tự biết mình.
Khổng Tử chịu quá! Đoạn ông gọi Tử Lộ vào hỏi:
- Theo con, thế nào làngười nhân, thế nào là người trí?
Tử Lộ thưa:
- Theo con, người nhân là người làm sao cho người khác thương được mình; còn người trí là người làm sao cho người khác hiểu được mình! ...
Khổng Tử rất đỗi ngạc nhiên, ngửa mặt khen rằng:
- Bất ngờ thay! ...
Thứ Tư, 17 tháng 11, 2010
Câu Chuyện Thứ 1
Một hôm Trang Tử dẫn học trò đi ngao du, nhân lúc ghé vào nhà một người bạn để thăm. Chủ nhà tay bắt mặt mừng, nói:
- Tiếng tăm tiên sinh vang dội như sấm bưng tai. Hôm nay tiên sinh ghé thăm bỉ phu thật là vạn hạnh.
Nói rồi quay lại gọi một gia đinh, bảo:
- Hôm nay ta gặp khách quý, để mở đầu câu chuyện ngươi hãy thịt một con chim cho ta đãi khách!
Đứa ở hỏi:
- Vâng ạ! Nhưng thưa chủ nhân, có hai con chim, một con hót hay, một con không biết hót, thịt con nào?
Chủ nhân chép miệng:
- Dĩ nhiên phải thịt con chim không biết hót, thứ vô dụng đó để làm gì?
Trang Tử cùng chủ nhân ngồi nhâm nhi ly rượu với thịt chim, luận việc thế thái nhân tình, đoạn từ giã chủ nhà, dẫn học trò ra đi. Họ đến bìa rừng, thấy một tiều phu chống búa nhìn cảnh rừng núi bao la. Trước mắt lão là một cây cổ thụ. Trang Tử thấy vậy hỏi:
- Trời chiều mà chưa thấy tiều ông đẵn được cây nào. Gặp cây này cao thẳng sao ông không hạ đi?
Lão tiều thở dài nói:
- Tôi cũng muốn hạ nó, nhưng ngặt gỗ nó xốp lắm, thứ vô dụng đó đẵn mà làm gì?!
Một học trò nghe vậy, hỏi thầy:
- Cây vô dụng thì bỏ qua, con chim vô dụng thì giết. Con thật không hiểu nổi thói đời?
Trang Tử mỉm cười nói:
- Ta ở vào khoảng hữu dụng và vô dụng đó. Chỉ có bậc đạo đức mới tránh khỏi tai họa mà thôi.
(Sưu tầm)
- Tiếng tăm tiên sinh vang dội như sấm bưng tai. Hôm nay tiên sinh ghé thăm bỉ phu thật là vạn hạnh.
Nói rồi quay lại gọi một gia đinh, bảo:
- Hôm nay ta gặp khách quý, để mở đầu câu chuyện ngươi hãy thịt một con chim cho ta đãi khách!
Đứa ở hỏi:
- Vâng ạ! Nhưng thưa chủ nhân, có hai con chim, một con hót hay, một con không biết hót, thịt con nào?
Chủ nhân chép miệng:
- Dĩ nhiên phải thịt con chim không biết hót, thứ vô dụng đó để làm gì?
Trang Tử cùng chủ nhân ngồi nhâm nhi ly rượu với thịt chim, luận việc thế thái nhân tình, đoạn từ giã chủ nhà, dẫn học trò ra đi. Họ đến bìa rừng, thấy một tiều phu chống búa nhìn cảnh rừng núi bao la. Trước mắt lão là một cây cổ thụ. Trang Tử thấy vậy hỏi:
- Trời chiều mà chưa thấy tiều ông đẵn được cây nào. Gặp cây này cao thẳng sao ông không hạ đi?
Lão tiều thở dài nói:
- Tôi cũng muốn hạ nó, nhưng ngặt gỗ nó xốp lắm, thứ vô dụng đó đẵn mà làm gì?!
Một học trò nghe vậy, hỏi thầy:
- Cây vô dụng thì bỏ qua, con chim vô dụng thì giết. Con thật không hiểu nổi thói đời?
Trang Tử mỉm cười nói:
- Ta ở vào khoảng hữu dụng và vô dụng đó. Chỉ có bậc đạo đức mới tránh khỏi tai họa mà thôi.
(Sưu tầm)
Thứ Tư, 3 tháng 11, 2010
Bạn muốn được hạnh phúc?
Hãy ghi nhớ 5 quy tắc đơn giản để có được hạnh phúc:
1. Giải phóng trái tim bạn khỏi sự hận thù.
2. Giải phóng trí óc bạn khỏi những ưu phiền.
3. Sống đơn giản.
4. Hãy cho thật nhiều.
5. Kỳ vọng ít thôi.
1. Giải phóng trái tim bạn khỏi sự hận thù.
2. Giải phóng trí óc bạn khỏi những ưu phiền.
3. Sống đơn giản.
4. Hãy cho thật nhiều.
5. Kỳ vọng ít thôi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)